Tạp chí chó phốc:
Chó mang thai tới thời điểm sinh nở rất cần sự chú ý đặc biệt để đảm bảo ‘mẹ tròn con vuông’. Phần lớn chó tự ‘đỡ đẻ’ theo bản năng nhưng nếu không có quan tâm của chủ có thể xảy ra tổn thất đáng tiếc. Vì vậy người nuôi chó cần đọc bài viết này để có thêm kiến thức đỡ đẻ cho chó. Tránh những trường hợp đáng tiếc.

Tại sao cần đỡ đẻ cho chó?

Chó mang thai tới thời điểm sinh nở rất cần sự chú ý đặc biệt để đảm bảo ‘mẹ tròn con vuông’. Phần lớn chó tự ‘đỡ đẻ’ theo bản năng nhưng nếu không có quan tâm của chủ có thể xảy ra tổn thất đáng tiếc. Có những giống chó rất khó đẻ: chó Bull Dog, Boxer, Chihuahua,… hoặc chó được nuôi chăm ‘quá cẩn thận’ và ngược lại bị còi cọc ốm yếu cũng rất khó đẻ. Trong một ca đẻ cũng có con sinh ra dễ, con ra khó do tư thế ngôi thai hoặc tình trạng sức khỏe chó mẹ.
Vì vậy đỡ đẻ là hỗ trợ rất cần thiết, chỉ dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết về sinh sản của chó chưa đủ mà còn có kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay con người. Tốt nhất bạn cần hỗ trợ của các nhà chuyên môn nhân giống hoặc các bác sỹ thú y – ‘Cẩn tắc vô áy náy’.

Bạn có thể xem video hướng dẫn chi tiết hơn: về cách đỡ đẻ cho chó phốc?
https://www.youtube.com/watch?v=Gj1S7JByDVQ

Làm sao biết chó sắp đẻ?

Có thể chia ra 3 giai đoạn để nhận biết chó khi nào đẻ:
1. Dạo ổ:
Trước khi đẻ 24 giờ: đã có sữa màu trắng đặc trưng. Chó ăn ít, bỏ ăn, bụng sa, cơ bụng giãn mềm (sụt bụng). Có phản xạ ỉa đái nhiều lần (ỉa xón, đái giắt). Nếu trước đó chó ăn no, có thể nôn ra thức ăn do sự chèn ép của dạ con vào dạ dày.
Từ 12 – 2 giờ trước khi đẻ: kiểm tra than nhiệt (trực tràng), nhiệt độ hạ thấp dao động từ 36.7 độ C – 37.5 độ C chó có thể run rẩy đặc biệt vào mùa rét lạnh hoặc bị ướt mưa lũ. Chó đi lại, đứng nằm không yên, có phản xạ cào bới tìm ổ đẻ, hay chui rúc xó tối, nơi yên tĩnh. Mắt mở to, nhìn chủ cầu xin, không muốn xa rời chủ.
Âm hộ sưng phù nề, có dịch lỏng trong suốt chảy ra.
Xử lý: Thông báo ngay chó bác sỹ thú y hoặc các chuyên gia sinh sản đến khám trước khi sinh.
2. Đau đẻ, sắp đẻ:
Cuống quýt, kêu rên ư ử. Tần số hô hấp tăng, nhịp tim nhanh thở mạnh. Rất muốn quay lại liếm đằng sau. Rặn cong lưng nhiều cơn.
Lưu ý: Nếu có nước ối chảy ra khỏi âm hộ màu xanh mà chưa ra con là bất thường, cần kiểm tra, hỗ trợ của bác sỹ thú y.
3. Đẻ:
Có bọc màng ối trong lòi ra như một quả bóng con. Chó rặn liên tục, bục vỡ nước ối, âm hộ phình to căng cứng, có thể trông thấy từng bộ phận rồi cả chó con ra ngoài trong cái bọc mỏng.
Can thiệp: Nếu đã lòi ra ngoài ½ than chó con mà sau vài phút không ra tiếp phải dùng thủ thuật kéo nhẹ nhàng chó con hướng lực từ trên xuống dưới, từ trước ra sau càng nhanh càng tốt. Xé bọc khẩn cấp, lau khô miệng chó con tới khi kêu thành tiếng.

Những yêu cầu quan trọng với chủ chó khi chó có chó sắp đẻ

1. Nắm chắc ngày phối giống.
2. Theo dõi các dấu hiệu sắp đẻ và báo cáo bác sỹ thú y thăm khám và tư vấn.
3. Quản lý chắc chắn chó mẹ khi có dấu hiệu nghi sắp đẻ trước 24 giờ, đề phòng chó mẹ đẻ rơi bỏ chết con mà chủ không biết.
4. Chuẩn bị ổ đẻ, thuốc sát trùng, panh kẹp máu, khăn bông sạch, vệ sinh khu vực đẻ,… trong trường hợp không có hỗ trợ của bác sỹ thú y.
5. Dùng thuốc kích đẻ Oxytoxine tiêm phải có chỉ định của Bác sỹ Thú y.
6. Bất cứ dấu hiệu bất thường nào: chảy máu quá nhiều, rặn đẻ không ra con, ngôi thai ngược, mẹ yếu suy kiệt,… phải báo bác sỹ thú y khám cấp cứu.

CÁCH CHĂM SÓC VÀ ĐỠ ĐẺ CHO CHÓ MANG THAI

Các bạn nuôi chó sinh sản nên đặc biệt quan tâm về chăm sóc chó trước, trong và sau khi sinh nhằm hạn chế thấp nhất tổn thất cho chó
1.Tôi phải làm gì trước khi chó mẹ sinh?
-Cần dự kiến thời gian sinh: căn cứ vào thời điểm phối giống, phải có ghi chép chính xác số lần và thời gian phối, quan sát độ to nhỏ của bụng đoán số lượng thai. Bụng nhỏ, lượng thai càng ít thì thời gian mang thai càng dài ra. Phần lớn trên 64 ngày mới sinh, gọi là”lên ngày” số con sẽ ít, thậm chí có trường hợp chửa đến 68-70 ngày. Ngược lại thai càng nhiều sẽ đẻ càng sớm, có con 57-58 ngày đã sinh.Vì thế chó con mở mắt nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng con do ít thai nên khi sinh chó con”già ngày hơn”.
-Phải nhận biết các dấu hiệu sắp đẻ: Có sữa trước khi sinh khoảng 3-4 ngày, có thể nhìn, sờ thấy thai nhu động phía ngoài bụng. Chó mẹ có thể ăn ít hơn, tiểu nhiều lần hơn, thậm chí có con đi tiểu không chủ động được do bàng quang bị chèn ép.Trước sinh 2-4 giờ, chó bỏ ăn, ỉa “xón”, đái quot;giắt”, kêu rít, thở gấp bồn chồn cào bới có phản xạ làm”ổ đẻ”, lúc này cần chuẩn bị chỗ đẻ thoáng, mát, ấm, yên tĩnh, đủ ánh sáng, hạn chế tiếp xúc với người và con vật khác. Có thể đóng khay gỗ cho chó đẻ kích thước phụ thuộc độ to nhỏ chó mẹ, độ cao tối đa 20cm, lót vải sạch.
-Không ép chó mẹ ăn, uống nhiều trước khi sinh. Không cho ăn nhiều thức ăn khó tiêu: thịt, tanh mỡ, sữa…
-Nếu có dấu hiệu nghi đẻ khó: thai to, đau đẻ dữ dội nhưng sau 4-6 tiếng không đẻ, không có cơn rặn…cần mời BS Thú y thăm khám và tư vấn.
-Chuẩn bị sẵn nước uống sạch có pha chút muối để chó uống.
2.Có nên can thiệp “đỡ đẻ”không?
-Tốt nhất để chó đẻ tự nhiên, chỉ quan sát phát hiện những trục trặc trong khi sinh để xử lý. Đặc biệt với chó mẹ thay đổi tính tình, dữ tợn thì không nên can
thiệp nhiều tránh các stress tâm lý có thể gây shock, vỡ động mạch tử cung trong khi rặn đẻ, mất máu và tử vong.
3.Thế nào là “đẻ khó”?
-Đau đẻ lâu 6-8 giờ mà chưa đẻ.
-Không có cơn rặn hoặc rặn rất nhiều nhưng thai không ra được.
4.Thế nào là “ngôi thai ngược”?
Với chó khái niệm”ngược”không phụ thuộc vào đầu hoặc đuôi ra trước,mà là”tư thế” thai.
Các ngôi ngược như sau:
-Đầu ra nhưng không ra 2 chi trước,hoặc chỉ 1 chi trước thò ra.
-Ra 1 hoặc 2 chi trước nhưng đầu không ra.
-Đuôi ra trước nhưng 1 hoặc 2 chân sau không ra.
Như vậy muốn kéo thai ra được phải chuyển lại tư thế “thuận” của thai: đầu và 2 chi trước, đuôi và 2 chi sau cùng ra.
5.Có nên cho mẹ ăn nhau thai không?
-Ăn nhau thai là phản xạ “tự”đỡ đẻ và cắn rốn cho con của chó mẹ.
-Nếu phải can thiệp đỡ đẻ cũng nên cho mẹ ăn 1-2 nhau thai, nhưng không nên cho ăn toàn bộ lượng nhau dễ gây đầy khó tiêu sau sinh.
6.Cắt rốn thế nào?
Cách da bụng 1 cm có thể thắt chỉ ( phải đảm bào sát trùng tốt đề phòng nhiễm vi khuẩn uốn ván ) hoặc kẹp bằng pince cầm máu. Sát trùng bằng cồn 70o hoặc cồn iode 5%.
6.Có nên cho con tiếp xúc và bú mẹ ngay sau sinh không?
Rất cần thiết để con được bú sữa đầu sớm có sức đề kháng.Phần lớn chó con chết yểu nếu sau sinh 24 giờ không được bú sữa mẹ.
7.Làm gì khi sinh xong?
-Cho mẹ ăn nhẹ,uống nước muối loãng.
-Để mẹ con yên tĩnh.
-Dọn sắp xếp lại ổ đẻ,thay đồ lót đẻ bằng vải khô;sạch.Chú ý:không lót quá nhiều vải ,chăn trong ổ dễ bị “lạc””kẹt” con không tìm bú mẹ được hoặc Mẹ đè và dẫm chết con.
-Vệ sinh lau khô sạch chó con và phần sau của mẹ.
Bài: Tổng hợp
tapchichophoc
Next
Bài đăng Mới hơn
Previous
This is the last post.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top